PLC LÀ GÌ ?

Giải thích chi tiết dễ hiểu PLC là thiết bị gì, ưu nhược điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó

 

I. ĐỊNH NGHĨA PLC LÀ GÌ ?

– PLC là từ viết tắt của Programmable Logic Controller (Tiếng Việt: Bộ điều khiển Logic có thể lập trình được). Khác với các bộ điều khiển thông thường chỉ có một thuật toán điều khiển nhất định, PLC có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển tùy biến do người sử dụng viết thông qua một ngôn ngữ lập trình. Do vậy, nó cho phép thực hiện linh hoạt tất cả các bài toán điều khiển.

– Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất PLC như Siemens (Đức), Omron (Nhật Bản), Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan)  …

– Ngôn ngữ lập trình phổ biến là LAD (Ladder logic – Dạng hình thang), FBD (Function Block Diagram – Khối chức năng), STL (Statement List – Liệt kê lệnh) và Ladder logic là ngôn ngữ lập trình PLC đang được ưa chuộng nhất.

 

 

PLC dựa vào các tín hiệu ngõ vào và các thuật toán điều khiển bên trong do người lập trình viết, nó sẽ xuất các tín hiệu ngõ ra để điều khiển các thiết bị khác. Ví dụ như hình ảnh bên dưới, PLC Mitsubishi đóng ngắt contactor để cho động cơ chạy/dừng, xuất tín hiệu 0-10V cấp cho biến tần để điều chỉnh tốc độ chạy nhanh chậm của động cơ

 

 

Ngày nay các hệ thống điều khiển hiện đại không thể thiếu PLC, nó được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực điện tự động hóa, phục vụ cho nhiều nghành, nhiều loại máy móc như: cấp nước, xử lý nước thải, giám sát năng lượng, giám sát hệ thống điện, máy đóng gói, máy chế biến thực phẩm, dây chuyền băng tải…vv

 

 

II. CẤU TRÚC BÊN TRONG PLC

Tất cả các PLC hiện nay đều gồm có thành phần chính như sau:

– Bộ nhớ chương trình RAM, ROM

– Một bộ vi xử lý trung tâm CPU, có vai trò xử lý các thuật toán

– Các modul vào /ra tín hiệu

 

 

III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG PLC

Đầu tiên các tín hiệu từ các thiết bị ngoại vi (như các sensor, contact, …) được đưa vào CPU thông qua module đầu vào. Sau khi nhận được tín hiệu đầu vào thì CPU sẽ xử lý và đưa các tín hiệu điều khiển qua module đầu ra xuất ra các thiết bị được điều khiển bên ngoài theo 1 chương trình đã được lập trình sẵn.

Một chu kỳ bao gồm đọc tín hiệu đầu vào, thực hiện chương trình, truyền thông nội, tự kiểm tra lỗi, gửi cập nhật tín hiệu đầu ra được gọi là 1 chu kỳ quét hay 1 vòng quét (Scan Cycle).

Thường thì việc thực hiện một vòng quét xảy ra trong thời gian rất ngắn (từ 1ms-100ms). Thời gian thực hiện vòng quét này phụ thuộc vào tốc độ xử lý lệnh của PLC, độ dài ngắn của chương trình, tốc độ giao tiếp giữa PLC và thiết bị ngoại vi.

 

IV. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM PLC

Ưu điểm:

– Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn

– Thực hiện được các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao.

– Mạch điện gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản và sửa chữa.

– Cấu trúc PLC dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra, mở rộng chức năng khác

– Khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn làm việc tin cậy trong môi trường công nghiệp.

– Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: Máy tính, nối mạng truyền thông với các thiết bị khác.

 

Nhược điểm:

* Giá thành phần cứng cao, một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập trình.

--> Tuy nhiên hiện tại giá thành PLC đã giảm đáng kể, quý khách hàng có thể tham khảo các dòng PLC Mitsubishi hoặc PLC Delta giá thành rất hấp dẫn, vui lòng liên hệ công ty để được báo giá và tư vấn nhiệt tình.

 

* Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao.

--> Nếu quý bạn đọc lần đầu tiếp cận PLC thì chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và mất khá nhiều thời gian để tự nghiên cứu, tuy nhiên khó khăn này hoàn toàn có thể giải quyết nhanh chóng bằng việc chọn lựa một nhà cung cấp uy tín & có khả năng hỗ trợ kỹ thuật tốt.

--> Hãy liên hệ với công ty chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn rút ngắn được rất nhiều thời gian tự mò mẫm một mình & tránh những thiệt hại về kinh tế vì dùng sai cách.

 

Tham khảo thêm danh sách các bài viết phòng kỹ thuật công ty viết: Hỗ trợ kỹ thuật Mitsubishi

Trân trọng & Mong được phục vụ !

CLOSE
CLOSE